Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

NHỮNG NGỌN ĐÈN KHÔNG TẮT

CỦA KHOA LUYỆN KIM ĐAN

Tác giả: H. P. BLAVATSKY

 

 

 


 

 

 


 


 


 

 

 

 

Ta cũng dễ hiểu việc một sự kiện được nêu ra năm 1731, chứng nhận cho một sự kiện khác đă xảy ra, chẳng hạn như trong thời Giáo hoàng Paul III trị v́, lại không được ai tin tưởng vào năm 1876. Và khi người ta bảo các khoa học gia rằng người La Mă bảo tồn được ánh sáng trong lăng mộ của ḿnh vô số năm do vàng có tính chất như dầu (the oiliness of gold) và một trong những cái đèn cháy sáng luôn luôn ấy đă được phát hiện cháy sáng trong ngôi mộ của Tullia, con gái của Cicero, mặc dù ngôi mộ ấy đă bị đóng cửa cách đây 1550 năm, th́ họ chắc chắn có quyền nghi ngờ, thậm chí không tin vào phát biểu này cho đến khi dựa vào bằng chứng của chính giác quan ḿnh mà họ chắc mẫm rằng một điều như vậy là có thể được . . . Trong trường hợp ấy họ có thể bác bỏ sự chứng nhận của mọi triết gia thời xưa và thời trung cổ. Họ có thể nghi ngờ nh́n xem việc chôn sống các fakir rồi sau đó làm các fakir hồi sinh sau 30 ngày chôn dưới đất. Cũng thế với việc hành hạ gây ra một vết thương chết người do nhiều vị lạt ma phô diễn chuyện mổ bụng trước mắt những người có mặt rồi tự chữa lành các vết thương ấy hầu như ngay tức khắc.

Đối với một số người chối bỏ bằng chứng của chính giác quan ḿnh về những hiện tượng lạ xảy ra ở chính xứ sở ḿnh và có trước mắt nhiều nhân chứng th́ những câu chuyện kể mà ta thấy trong các sách kinh điển và trong những ghi chép của các lữ khách cố nhiên ắt dường như là phi lư. Nhưng ta chẳng bao giờ có thể hiểu nổi cái sự ngoan cố tập thể của các Hàn lâm viện khi đứng trước những bài học cay đắng trong quá khứ mà những định chế này vẫn thường có “những lời khuyên u mê do thiếu hiểu biết”. Cũng như Chúa đă trả lời Job từ “trong cơn lốc”, pháp thuật cũng có thể nói với khoa học hiện đại như sau: “Khi ta đặt nền móng cho trái đất th́ khoa học ở đâu? Nếu khoa học mà hiểu biết th́ cứ việc tuyên bố đi!” Và khoa học là ai mà dám bảo thiên nhiên rằng: “Mi chỉ đi đến đó thôi chứ không được đi thêm nữa; ở đây những đợt sóng kiêu hảnh của mi sẽ phải dừng lại?”

Nhưng có ǵ là quan trọng nếu họ chối bỏ? Liệu họ có thể ngăn cản những hiện tượng lạ xảy ra ở tứ xứ trên trái đất, nếu ḷng đa nghi của họ cả ngàn lần cay đắng hơn? Các fakir cứ chôn sống rồi lại hồi sinh để thỏa măn cho óc ṭ ṃ của các du khách Âu Tây; các lạt ma và các tu sĩ khổ hạnh của Ấn Độ vẫn làm ḿnh bị thương, bị cắt cụt tay chân, thậm chí bị mổ bụng để rồi cứ phây phây ra đó. Và sự chối bỏ của trọn cả thế gian cũng không đủ mạnh để thổi tắt phụt những ngọn đèn cháy vĩnh viễn trong một vài hầm mộ dưới đất ở Ấn Độ, Tây Tạng và Nhật Bản. Đức Ông S. Mateer, thuộc Phái bộ Thừa sai Luân đôn có nhắc tới một trong những cây đèn ấy. Khi mô tả về nơi chốn, vị thừa sai này có nói: “Trong đền thờ Trevandrum ở vương quốc Travancore, Nam Ấn Độ, có một cái giếng sâu bên trong một đền thờ mà người ta vứt vô số của cải xuống đó hết năm này sang năm khác, và ở một chỗ khác, trong một hố sâu được che lấp bằng một tảng đá có một ngọn đèn lớn bằng vàng đă được thắp sáng cách đây hơn 120 năm mà vẫn c̣n tiếp tục cháy sáng”. Dĩ nhiên là các vị thừa sai Công giáo gán cho những cái đèn này là do ma thuật của đám ma quỉ. Nhà thần học Tin lành thận trọng hơn cũng đề cập tới sự kiện ấy nhưng không b́nh luận ǵ. Tu viện trưởng Huc đă trông thấy và khảo sát một trong những cái đèn đó, cũng như những người khác đă may mắn chiếm được ḷng tin và t́nh bạn của các lạt ma Đông phương và các nhà thần học Đông phương. Ta không c̣n có thể chối bỏ những phép lạ mà Đại úy Lane đă chứng kiến ở Ai Cập; những trải nghiệm ở Benares của Jacolliot và những trải nghiệm của ngài Charles Napier; việc khinh thân của con người giữa thanh thiên bạch nhật chỉ có thể được giải thích theo những chú giải được tŕnh bày ở chương Dẫn nhập của tác phẩm này. Ngoài ông Crookes ra th́ những sự khinh thân đó c̣n được giáo sư Perty chứng nhận, ông cho thấy rằng chúng xảy ra ngay ngoài trời và đôi khi kéo dài tới 20 phút; mọi hiện tượng lạ này và nhiều hiện tượng khác nữa đă, đang và sẽ xảy ra ở mọi xứ sở trên toàn cầu, bất chấp mọi kẻ đa nghi và những nhà khoa học vốn tiến ra từ đất bùn thời Silurian.

Trong số những lời rêu rao của khoa luyện kim đan bị người ta chế nhạo có lời rêu rao về những cây đèn cháy vĩnh viễn. Nếu chúng tôi nói với độc giả rằng ḿnh đă thấy những cây đèn ấy th́ người ta có thể vặn hỏi chúng tôi – trong trường hợp người ta không nghi vấn về sự chân thành trong niềm tin cá nhân chúng tôi – rằng làm thế nào mà bạn dám bảo cây đèn mà bạn quan sát là cháy vĩnh viễn khi thời gian quan sát của bạn chỉ có giới hạn? Đơn giản là v́ chúng tôi biết thành phần cấu tạo được dùng và cách thức làm ra cây đèn ấy cùng với định luật thiên nhiên có thể áp dụng cho trường hợp này, th́ chúng tôi tin rằng phát biểu của ḿnh có thể được chứng thực khi người ta khảo cứu theo đúng hướng. Hướng này là ǵ và người ta có thể học được kiến thức từ ai th́ các nhà phê b́nh phải tự phát hiện ra bằng cách mất công theo như chúng tôi đă làm. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, chúng tôi xin trích dẫn một vài trong số 173 người có thẩm quyền đă viết về đề tài này. Theo như chúng tôi nhớ th́ không có ai quả quyết rằng những ngọn đèn nơi hầm mộ này sẽ cháy vĩnh viễn mà chỉ cháy trong một số năm vô hạn định và sử sách có ghi lại những trường hợp chúng tiếp tục cháy sáng trong nhiều thế kỷ. Nếu người ta không chối bỏ việc có một định luật thiên nhiên khiến người ta có thể làm ra một cây đèn vẫn cháy được 10 năm không cần phải châm thêm dầu th́ chẳng có lư do ǵ mà cũng định luật đó lại không thể khiến cho việc cháy sáng đó tiếp tục 100 năm hoặc 1000 năm.

Trong số nhiều nhân vật nổi tiếng tin chắc và kiên cường khẳng định rằng những cái đèn ở hầm mộ đó cháy sáng trong nhiều trăm năm và có thể tiếp tục cháy sáng măi măi nếu chúng không bị thổi tắt hoặc b́nh chứa đèn không bị một tai nạn nào đó làm bể tan; chúng tôi có thể kể tới những tên tuổi sau đây: Clemens Alexandrinus, Hermolaus Barbarus, Appian, Burattinus, Citesius, Cœlius, Foxius, Costæus, Casalius, Cedrenus, Delrius, Ericius, Gesnerus, Jacobonus, Leander, Libavius, Lazius, P. de la Mirandolla, Philalethes, Licetus, Maiolus, Maturantius, Baptista Porta, Pancirollus, Ruscellius, Scardonius, Ludovicus Vives, Volateranus, Paracelsus, nhiều nhà luyện kim đan Ả Rập và cuối cùng là Pliny, Solinus, Kircher và Albertus Magnus.

Phát hiện này đă được rêu rao bởi những người Ai Cập thời xưa vốn là con của Vùng đất Hóa học. Ít ra th́ họ cũng là một dân tộc đă sử dụng những cây đèn này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác v́ lư do học thuyết tôn giáo. Người ta tin rằng anh hồn của xác ướp cứ lảng vảng bên cạnh cái xác trọn cả thời khoảng 3000 năm của chu kỳ thiết yếu. Anh hồn nối liền với cái xác bằng một sợi dây từ khí mà chỉ do nỗ lực của chính nó th́ mới bị cắt đứt. Người Ai Cập tin rằng cái đèn cháy sáng măi măi (biểu tượng của tinh thần bất hoại và bất diệt) cuối cùng sẽ phải quyết định để cho phần hồn mang tính vật chất hơn chia tay với xác phàm mà nó đă ngụ trên trần thế để rồi măi măi hiệp nhất với CHƠN NGĂ thiêng liêng. Do đó đèn được treo trong hầm mộ của những người giàu có. Người ta thường t́m thấy những cây đèn ấy trong các hầm mộ của người chết và Licetus đă viết một quyển sách giấy đôi lớn chứng tỏ rằng vào thời của ông bất cứ khi nào người ta mở cửa hầm mộ th́ cũng thấy bên trong ngôi mộ cây đèn đang cháy sáng, nhưng nó bị tắt phụt đi ngay tức khắc v́ đă hết linh thiêng. Trong bức thư gửi cho Kircher, T. Livius, Burattinus và Michael Schatta quả quyết rằng họ t́m thấy nhiều cây đèn trong các hang mộ dưới đất ở Memphis cổ xưa. Pausanias có nói tới cây đèn bằng vàng trong đền thờ nữ thần  Minerva ở Athens mà ông bảo đó là sản phẩm của nghệ nhân Callimachus, nó cháy trọn cả một năm. Plutarch quả quyết rằng ông thấy có một cây đèn trong đền thờ thần Jupiter Amun và các lễ sư đoan chắc với ông rằng nó đă cháy sáng liên tục trong nhiều năm; mặc dù nó được đặt ở ngoài trời nhưng mưa gió vẫn không thể làm nó tắt đi được. Thánh Augustine, người có thẩm quyền trong Công giáo, cũng mô tả một cây đèn trong điện thờ nữ thần Venus có bản chất giống như những cây đèn khác mà mưa to gió lớn không thể làm tắt được. Kedrenus có nói người ta t́m thấy một cây đèn ở Edessa “được giấu ở trên đỉnh của một cánh cổng nào đó đă cháy sáng được 500 năm”. Nhưng trong số mọi cây đèn như thế, cây đèn mà Olybius Maximus ở Padua có nhắc tới, cho đến nay là kỳ diệu nhất. Người ta t́m thấy nó ở gần Attestè, và Scardonius hào hứng miêu tả như sau: “Trong một cái hủ lớn bằng đất có chứa một cái vại nhỏ hơn, và trong cái vại đó có một cây đèn đang cháy sáng, nó đă tiếp tục như vậy 1500 năm nhờ vào một chất lỏng tinh khiết nhất chứa trong hai cái chai, một chai bằng vàng, một chai bằng bạc. Những thứ này do Franciscus Maturantius quản lư và ông định giá nó rất mắc”.

Nếu không kể tới chuyện ngoa ngoắc và dẹp sang một bên lời khẳng định của khoa học hiện đại (coi đó chỉ là sự phủ nhận vô căn cứ) rằng không thể có những đèn như vậy được, th́ chúng tôi xin mạn phép hỏi liệu trong trường hợp người ta thấy những loại lửa không tắt được này đă thực sự tồn tại vào thời “có phép lạ” th́ những ngọn đèn cháy sáng ở điện thờ của Ki Tô giáo và đền thờ Jupiter, nữ thần Minerva và các thần linh Ngoại đạo khác, xét ra cũng đâu có ǵ khác hơn. Theo một vài nhà thần học th́ dường như đèn thờ của Ki Tô giáo (v́ Ki Tô giáo cũng rêu rao là ḿnh có những đèn như vậy) cháy sáng do một quyền năng thiêng liêng mầu nhiệm, những đèn thờ c̣n lại do Ngoại đạo đều được duy tŕ bằng mánh khóe của ma quỉ. Kircher và Licetus chứng tỏ rằng chúng được xếp thứ tự theo hai cách khác nhau. Đèn ở Antioch đă cháy được 1500 năm ở nơi chốn công cộng ngoài trời ngay cửa một nhà thờ được bảo tồn bằng “quyền năng của Thượng Đế”, ngài “đă từng khiến cho các ngôi sao cháy sáng măi măi”. Về đèn thờ của Ngoại đạo th́ thánh Augustine đoan chắc với ta rằng đó là công tŕnh của ma quỉ “chuyên môn lừa gạt chúng ta bằng cả ngàn cách”. C̣n ǵ dễ làm đối với quỉ Sa tăng hơn là biểu diễn một tia chớp ánh sáng hoặc một ngọn lửa chói ḷa cho những kẻ lần đầu tiên đi vào một hang dưới đất như thế? Mọi tín đồ Ki Tô giáo thuần thành đều khẳng định điều này, trong thời trị v́ của Giáo hoàng Paul III khi mở cửa ngôi mộ ở đường Appian tại La Mă, người ta t́m thấy toàn thể xác của một cô gái c̣n trẻ nhúng ch́m trong một chất lỏng sáng rực, nó đă bảo tồn xác cô tốt đến nỗi mặt cô vẫn c̣n xinh đẹp như lúc sống. Dưới chân cô có một ngọn đèn đang cháy sáng, ngọn lửa tắt phụt khi người ta mở cửa mộ. Từ một số dấu chỉ được khắc vào đó, người ta phát hiện ra rằng xác đă được chôn hơn 1500 năm, và người ta giả sử rằng đó là xác của Tulliola tức Tullia, con gái của Cicero.

Các nhà hóa học và vật lư học phủ nhận là không có đèn cháy măi, viện cớ là bất cứ điều ǵ tan thành hơi hoặc khói đều không thể trường tồn mà phải bị thiêu rụi, và v́ chất dầu cấp dưỡng cho một ngọn đèn cháy sáng bị bốc thành hơi cho nên lửa không thể được cháy măi v́ thiếu chất cấp dưỡng. Mặt khác, các nhà luyện kim đan lại phủ nhận việc chất cấp dưỡng cho lửa đốt lên tất yếu phải biến thành hơi. Họ bảo rằng trong thiên nhiên có những thứ chẳng những chống lại được sức nóng của lửa và vẫn không bị thiêu rụi mà lại c̣n tỏ ra không bị mưa gió làm tắt ngúm. Trong một tác phẩm Hóa học cổ xưa năm 1700 tên là NEKPO.KHΔEIA, tác giả đưa ra một số điều bài bác những lời khẳng định của một số nhà luyện kim đan. Nhưng mặc dù ông phủ nhận không thể làm cho lửa cháy măi, ông vẫn phần nào có khuynh hướng tin rằng một ngọn đèn có thể cháy được nhiều trăm năm. Hơn nữa chúng tôi có cả đống bằng chứng của các nhà luyện kim đan đă dành nhiều năm để làm thí nghiệm và đi đến kết luận rằng có thể làm cho đèn cháy măi.

Có một số chất điều chế đặc biệt bằng vàng, bạc và thủy ngân cũng như bằng dầu dung môi, dầu lửa và các nhựa đường khác. Các nhà luyện kim đan cũng nêu tên dầu long năo và hổ phách, Lapis asbestos seu Amianthus, Lapis Carystius, Cyprius,  Linum vicum seu Creteum được dùng cho đèn như thế. Họ quả quyết rằng vật liệu như vậy có thể chế biến hoặc là từ vàng hoặc là từ bạc biến thành chất lưu (fluid) và biểu thị rằng vàng là chất cấp dưỡng thích hợp nhất cho ngọn lửa kỳ diệu v́ trong số mọi kim loại th́ vàng bị hao hụt ít nhất khi được đun nóng lên hoặc nóng chảy; hơn nữa người ta có thể làm cho nó tái hấp thu hơi ẩm giống như dầu của nó khi phà ra, do đó tiếp tục cấp dưỡng được cho ngọn lửa một khi nó được thắp sáng lên. Các môn đồ kinh Kabala quả quyết rằng thánh Moses có biết bí quyết này, ông đă học nó nơi người Ai Cập và cái đèn mà Chúa Trời ra lệnh cho thắp trên đền thờ tạm chính là một ngọn đèn không tắt được. “Và ngươi sẽ ra lệnh cho các con Do Thái để chúng mang dầu ô liu tinh khiết đă được chế biến dùng thắp sáng khiến cho đèn cháy măi.(Thánh thư Về miền đất hứa xxvii, 20).

Licetus cũng phủ nhận việc đèn được chế biến bằng kim loại, nhưng ở trang 44 trong tác phẩm của ḿnh ông có đề cập tới một chất điều chế bằng thủy ngân được lọc bảy lần qua cát trắng nhờ vào lửa khiến cho đèn được chế tạo như vậy cháy măi. Cả Maturantius và Citesius đều tin chắc rằng một quá tŕnh hóa học thuần túy có thể thực hiện được công việc ấy. Các nhà luyện kim đan biết chất lỏng thủy ngân này là Aqua Mercurialis, Materia Metallorum, Perpetua Dispositio Materia prima Artis, cũng như Oleum Vitri. Cả Tritenheim và Bartolomeo Korndorf đều điều chế được chất khiến cho lửa không tắt và để lại các phép điều chế.

Asbestos, mà người Ai Cập gọi tên là chất không tắt được, vốn là một loại đá, một khi đă nổi lửa lên th́ không thể dập tắt được (theo lời Pliny và Solinus). Albertus Magnus mô tả nó là một thứ đá có màu kim loại sắt mà người ta thấy hầu hết ở Ả Rập. Người ta thường phát hiện ra nó được bọc bằng một lớp ướt giống như dầu rất khó nhận biết; khi ta dí một ngọn nến đang cháy vào gần nó th́ ngay tức khắc nó bén lửa. Các nhà hóa học đă làm nhiều thí nghiệm để ly trích chất dầu không ḥa tan này ra khỏi đá, nhưng người ta dẫn chứng rằng tất cả đều thất bại. Thế nhưng liệu các nhà hóa học có sẵn ḷng bảo rằng thao tác nêu trên là hoàn toàn không thể thực hiện được chăng? Nếu người ta có thể một lần ly trích được chất dầu này th́ không c̣n nghi ngờ ǵ nữa nó sẽ cung cấp cho ta một nhiên liệu cháy măi. Cổ nhân tha hồ khoe khoang là ḿnh có bí quyết về điều đó, v́ chúng tôi xin lập lại rằng có những nhà thực nghiệm sống vào thời nay đă thí nghiệm thành công. Các nhà hóa học nào hoài công thử làm như vậy đă quả quyết rằng chất lưu hoặc chất lỏng dùng phép hóa học trích ra từ đá ấy có bản chất như nước nhiều hơn dầu, nó không tinh khiết và lợn cợn bột đến nỗi không thể cháy được; trái lại, có những người khác lại quả quyết rằng ngay khi dầu đó phơi ra không khí th́ nó trở nên đặc quẹo đến nỗi khó ḷng chảy được và khi đốt lên th́ nó không phát ra ngọn lửa mà bốc ra khói đen; trong khi đó người ta trích dẫn việc đèn của cổ nhân khi đốt lên có ngon lửa tinh khiết và chói sáng nhất chứ không bốc ra một chút xíu khói nào. Kircher vốn tỏ ra có thể tinh luyện được chất dầu th́ lại nghĩ rằng việc này khó đến nỗi chỉ có các bậc cao đồ thượng thặng nhất về khoa luyện kim đan mới làm được.

Ludovicus Vives thẳng thừng căi lại thánh Augustine (vị thánh này gán toàn bộ các bí thuật đó cho con dê tế thần của Ki Tô giáo, tức là ma quỉ), ông chứng tỏ rằng mọi thao tác dường như pháp thuật chính là công tŕnh kỹ nghệ của con người đă nghiên cứu sâu sắc bí ẩn của thiên nhiên cho dù chúng dường như kỳ diệu và mầu nhiệm đến đâu đi nữa. Podocattarus, hiệp sĩ ở đảo Cypre có cả vải gai lẫn vải đay làm bằng một loại asbestos khác mà Porcacchius bảo rằng ḿnh thấy ở nhà hiệp sĩ này. Pliny gọi vải gai này là linum vinum, và vải đay Ấn Độ, ông nói nó được làm ra từ asbeston sive asbestinum, là một loại vải gai được dùng chế tạo ra quần áo mà khi muốn tẩy sạch th́ người ta chỉ việc quẳng nó vào lửa. Ông nói thêm rằng nó quí như ngọc trai và kim cương v́ chẳng những rất hiếm khi kiếm được nó mà c̣n v́ rất khó dệt nó do sợi của nó rất ngắn. Sau khi ta đập giẹp nó ra bằng một cây búa th́ ta nhúng nó vào trong nước ấm, đến khi phơi khô th́ sợi của nó dễ dàng tách ra thành những sợi tơ giống như tơ gai và có thể dệt thành vải. Pliny quả quyết rằng ḿnh đă thấy một vài cái khăn lau làm bằng vật liệu này và có trợ tá trong một thí nghiệm tẩy trược nó bằng lửa. Baptista Porta cũng nêu rơ rằng ông đă thấy một cái giống như vậy ở Venice trong tay một mệnh phụ người Cypre, ông gọi phát hiện này của khoa luyện kim đan là một bí quyết tối ưu.

Trong khi mô tả các kỳ quan ở trường Gresham, vào thế kỷ thứ 17, bác sĩ Grew tin rằng bí thuật cũng như cách dùng loại vải đay này đă hoàn toàn thất truyền, nhưng dường như không hẳn là thế v́ chúng tôi thấy viện bảo tàng Septalius khoe rằng ḿnh có những sợi tao, sợi dây thừng, giấy và đồ lưới làm bằng vật liệu này mới vào năm 1726; hơn nữa một số đồ đạc này do chính tay của Septalius làm ra theo như ta học biết được trong tác phẩm Nghệ Thuật Ướp Hương Thơm của Greenhill, trang 361. Tác giả nói rằng “Grew dường như đồng nhất Asbestinus Lapis với Amianthus và gọi chúng bằng tiếng Anh là đá đầu sợi thừa” (thrum stone); ông bảo rằng nó mọc ra thành những sợi ngắn tức đầu những sợi thừa chỉ dài khoảng ¼ inche tới 1 inche, song song nhau và bóng loáng, mịn như những sợi tơ đơn nhỏ xíu mà con tằm dệt nên, và mềm mại như xơ gai hoặc xơ đay. Việc bí quyết đó không hoàn toàn thất truyền được chứng tỏ qua sự kiện một số tu viện Phật giáo ở Trung Hoa và Tây Tạng cũng có được nó. Chúng tôi cũng chẳng biết cái sợi đó làm ra từ loại đá nào, nhưng trong một tu viện ni trưởng, chúng tôi đă thấy một cái áo cà sa vàng giống như loại các tu sĩ Phật giáo thường mặc, khi ta quẳng nó vào một cái hố lớn chứa đầy than hồng, rồi hai giờ sau lấy ra th́ nó sạch sẽ y như giặt nó bằng nước và xà bông.

Thời nay ở Âu Mỹ, người ta cũng đă tiến hành nhiều thử nghiệm nghiệt ngă như vậy về đá asbestos, chất này được ứng dụng vào đủ thứ mục đích công nghiệp, dùng để lớp áo (roofing cloth) và chế tạo quần áo không cháy được, két sắt tị hỏa. Một quặng mỏ rất có giá trị ở đảo Staten tại hải cảng New York cung cấp khoáng vật này dưới dạng từng bó, giống như củi khô với những sợi dài nhiều bộ. Một loại đá asbestos tinh vi hơn mà cổ nhân gọi là không ô nhiễm, mang tên đó v́ nó chói sáng giống như vải sa tanh trắng.

Cổ nhân c̣n làm bấc của cây đèn cháy măi này bằng một loại đá nữa mà họ gọi là đá Carystius. Cư dân ở thành Carystos dường như thấy nó cũng chẳng có ǵ là bí mật (theo như Matthœus Raderus tường tŕnh trong tác phẩm của ḿnh) v́ họ “chải, bện và dệt cái đá có lông tơ này thành ra những chiếc áo choàng, vải trải bàn v.v. . . rồi đến khi chúng bị dơ th́ họ dùng lửa để tẩy sạch trở lại thay v́ dùng nước”. Pausanias, trong tác phẩm Atticus, và Plutarch cũng quả quyết bấc của đèn được làm bằng loại đá này; nhưng Plutarch nói thêm rằng vào thời của ông chẳng kiếm ra được loại đá ấy nữa. Licetus lại có khuynh hướng tin rằng đèn cháy măi mà cổ nhân dùng trong lăng mộ chẳng có bấc nào hết v́ người ta t́m thấy rất ít bấc đèn; nhưng Ludovicus Vives có ư kiến ngược lại, khẳng định rằng ḿnh đă thấy có rất nhiều bấc đèn.

Hơn nữa, Licetus tin chắc rằng “chất cấp dưỡng cho lửa có thể được cung cấp với một tính chất quân b́nh sao cho nó chỉ có thể bị thiêu rụi sau một loạt thời đại rất dài, sao cho vật chất bị bốc ra sẽ mạnh mẽ chống lại được lửa, lửa không thiêu rụi được vật chất đó mà dường như thể bị nó trói lại bằng một dây xích không cho bốc lên”. Ngài Thomas Brown khi nói về những ngọn đèn cháy được nhiều trăm năm kể cả trong những vật thể nhỏ có nhận xét rằng “điều này là do chất dầu rất tinh khiết, nó không phà ra nhiều khói làm cho lửa bị nghẹt; v́ nếu không khí nuôi dưỡng cho ngọn lửa th́ nó không tiếp tục cháy được trong nhiều phút, do trong trường hợp đó chắc chắn là nó đă bị lửa tiêu tốn đi mất”. Nhưng ông nói thêm rằng “thuật chế biến loại dầu không bị thiêu rụi này đă bị thất truyền”.

Không hẳn như vậy; và thời gian sẽ chứng tỏ được điều này mặc dù mọi điều mà chúng tôi viết hiện nay có số phận là sẽ bị bạc đăi giống như nhiều sự thật khác.

ISIS UNVEILED

Quyển I: KHOA HỌC

 

 

 

 


 

 

 


 


 


 


 

 

 

 

 

 


 

Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
 

Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể 

 


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :


Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @
www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES