Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

Suy Nghĩ về LỜI NÓI ĐẦU CỦA ALCYONE

trong quyển Dưới Chơn Thầy

 

của G. S. ARUNDALE

 

 

 

 


 

 

 


 


 


 

 

 

 

Bây giờ ta xét tới chính Lời nói đầu và ngay trước tiên đă minh định rằng ḿnh chỉ chuyển giao giáo huấn đă giúp cho ḿnh thành công khi gơ vào cánh cửa dẫn tới Đền thờ Điểm đạo. [Ở đây tôi xin chú thích rằng nghi thức Điểm đạo thực sự diễn ra trong một loại đền thờ, cho nên cách so sánh bóng gió này đúng theo nghĩa đen cũng như nghĩa biểu tượng]. “Đây không phải là lời của tôi, đây là lời Chơn sư dạy tôi”. Thế rồi tới điều mà tôi coi là một trong những câu quan trọng nhất của trọn cả cuốn sách: “Nếu không có Ngài th́ tôi chẳng làm được ǵ, nhưng nhờ có Ngài giúp đỡ tôi đă đặt chân trên Thánh đạo”. Nhiều người cứ triền miên thắc mắc tại sao lại có nhiều hành giả vị tha và tha thiết dường như vất vả ngày đêm, hết năm này qua năm khác, mà xét theo biểu kiến chẳng tiến bộ ǵ hết. Chắc chắn là X hoặc Y hoặc Z, những người nào dường như thực hành hoàn toàn giáo huấn trong quyển Dưới Chơn Thầy đều có đặc biệt tiếp xúc với một Huynh trưởng nào đó, đều là đệ tử của một Chơn sư nào đó, và đă là thành viên của Quần Tiên Hội. Thế mà ta phải đương đầu với điều khó hiểu này một cách thẳng thắn. Chỉ nội ḷng tốt thôi không đủ để nhận vào đạo tràng của Chơn sư bằng không th́ đạo tràng đă có hàng trăm ngàn thành viên. Chỉ nội kiến thức không thôi (cho dù sâu sắc đến đâu đi nữa) cũng không đủ, bằng không th́ mọi nhà khoa học hàng đầu và các học giả lỗi lạc đều là đệ tử. Ngay cả sự tổ hợp ḷng tốt với kiến thức cũng không đủ. Thế th́ đâu mới là tiêu chuẩn ? Chắc chắn là phải có một cung bậc tâm linh dứt khoát và thành tích trong kiếp này hoặc trong những kiếp đă qua, phải có cố gắng tận hiến cho nhu cầu của thế giới. Cũng phải có một mức độ trí thức nào đó, không nhất thiết của một thiên tài, nhưng là của một thiện nam tín nữ b́nh thường có giáo dục. Nhưng ngoài điều đó ra th́ c̣n phải có những yếu tố minh triết thực sự, thực sự hiểu biết mục đích của cuộc sống. Tôi không tự cho là ḿnh đề ra một tiêu chuẩn tổng quát mà dưới tiêu chuẩn đó th́ Chơn sư không chịu tuyển sinh vào đạo tràng của Ngài, nhưng theo như tôi được dạy dỗ th́ chẳng những phải nhận ra được thiên cơ tổng quát của chính quyền thế giới mà c̣n phải chấp nhận cho các Huynh trưởng Dẫn dắt và Dạy dỗ. Làm sao người ta gia nhập đạo tràng được nếu y không công nhận là nó tồn tại ? Làm thế nào mà ta trông mong Chơn sư lại mất thời giờ dạy những bài học sơ đẳng trong cuộc đời của những kẻ có thể học bài học đó từ bậc lăo thành nhưng kém tiến hóa hơn chính các đại Đạo sư, những vị lăo thành này ít ra cũng có đủ thông tin để truyền thụ giáo huấn cần thiết ? Trong suốt nhiều cuộc đời của ḿnh nếu chúng ta học chưa hết những bài học mà đời sống ở ngoại giới dạy ta được th́ ta chưa đủ tư cách để nhập vào thế giới của Chơn sư tức thế giới của các thực tại mà trường đời của ta chỉ là dự bị.

Alcyone tức khắc tuyên bố rằng ḿnh thích đáng được nhận làm thành viên trong đạo tràng của Chơn sư khi khẳng định nếu “không có Ngài th́ tôi chẳng làm được ǵ”. Chắc chắn là nhiều người tin vào Đức Ki Tô, Shri Krishna, Đức Phật hoặc Muhammad, nhưng hoặc là v́ họ tin tưởng để được một điều ǵ đáp lại chẳng hạn như được cứu rỗi bản thân, hoặc là v́ họ coi ḷng sùng tín của ḿnh là một cột trụ vững mạnh với chức năng chính yếu là che chở cho họ khỏi phô bày ra những lỗi lầm v́ yếu kém. Nói cách khác, niềm tin của hầu hết mọi người đối với một trong các Huynh trưởng đầy Quyền lực này dựa vào ḷng khao khát được cứu chuộc cá nhân hơn là việc công nhận nếu các Đấng Cao Cả đạt được đến đâu th́ một ngày kia chúng ta cũng đạt đến như thế khi chúng ta dần dần học được cách sống cuộc đời của ḿnh giống như các Ngài sống cuộc đời của các Ngài trước khi đạt tới đỉnh cao thành tựu hiện nay. Một số người đạo tâm bằng ḷng sống cuộc đời bắt chước yếu ớt (song vẫn thành thật) gương mà Chúa của ḿnh nêu ra, chẳng đ̣i hỏi điều ǵ cho bản thân và ban cho tất cả mọi người nào đang cần bất chấp tín ngưỡng hoặc chủng tộc; những người đó đang tiến dần tới giai đoạn đệ tử chính thức vốn xảy ra cho những kẻ phấn đấu mà không được ǵ đền đáp lại, ngoại trừ t́nh yêu rộng lớn để sống cuộc đời đệ tử nơi ngoại giới. [Tôi nghĩ rằng ḿnh nên nêu rơ việc dùng từ người có đạo tâm để chỉ những kẻ gần tới giai đoạn làm đệ tử, nhưng không ngụ ư rằng đó là những mẫu mực về đức hạnh. Ta chỉ đạt tới hàng ngũ đệ tử điểm đạo cao cấp bằng cách thường xuyên thực hành mọi đức tính, nhưng ta có thể chuyển vào giai đoạn làm đệ tử và bước qua cánh cửa Điểm đạo trong khi ứng viên vẫn c̣n lâu lắm mới phô diễn thỏa đáng được cuộc sống toàn bích. Nếu bạn biết bất kỳ người nào trong hàng ngũ những đệ tử cấp thấp th́ bạn ắt nhận thấy rằng tất cả đều có nhiều nhược điểm, trong đó có một số người tuyệt nhiên không tuân theo những tiêu chuẩn ứng xử theo qui ước của thế gian. Đệ tử phải có tâm trí trong sáng, tâm hồn kính cẩn, bản chất yêu thương, thái độ khoan dung và tha thiết với việc phụng sự của Chơn sư. Ngoài việc có được những tính cách này đă phát triển ở một mức phải chăng c̣n phải có một quyền năng tương đối nổi bật nào đó khiến cho y vượt lên trên mức b́nh thường nhằm hữu dụng cho Chơn sư. Có lẽ y là một người phát ngôn tài ba, một văn sĩ lỗi lạc, một người linh hứng, một nghệ sĩ tuyệt luân, một người chữa trị mát tay – có một sức mạnh nào đó mà người ta có thể dùng để thu hút thiên hạ tiến gần hơn tới thực tại. Thế rồi Nhân quả phải thuận lợi v́ kẻ nào c̣n phải trả Nghiệp th́ kẻ đó c̣n có thể cản trở Chơn sư rất nhiều qua việc sử dụng y. Chúng ta ắt không được hữu dụng lắm nếu chúng ta phải mất quá nhiều thời giờ để trả nợ của riêng ḿnh. Nhưng sở trường ắt cũng có thể là sở đoản, và trong khi đệ tử rất có thể đă tự làm chủ ḿnh được th́ bạn ắt rất sai lầm khi nghĩ về người đệ tử nếu bạn tưởng tượng rằng đó là một nhân cách tiêu cực hơn là một nhân cách tích cực, do đó có một bẩm tính hơi xao động. Bạn không nên trông mong những đệ tử non nớt đă hoàn hảo, nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy y có một loại quyền năng nào đó]. Nhưng tất nhiên người ta phải có những niềm tin khá vô minh đối với các Đại Đạo sư (cho dù niềm tin đó thành thật đến đâu đi chăng nữa) trước khi ta có thể biết được địa vị chân thực của các Ngài trong cuộc đời ta; và khi nhiều người khép ḿnh không nhận nhiều sự linh hứng như thế mà bằng không họ có thể nhận được th́ họ ắt tưởng tượng rằng bậc Đạo sư đặc biệt này là nguồn chân lư duy nhất dành cho mọi người. Giữa phát biểu Đấng Ki Tô là Đấng Cứu Thế duy nhất và sự hiểu biết là có nhiều Đấng Cứu Thế th́ phải có trọn cả một thời gian phát triển cho đến khi nhờ kinh nghiệm mà ta học biết rằng có nhiều con đường dẫn tới Thượng Đế, mỗi người đang đi theo con đường cũng thẳng bước như con đường của ta mặc dù trên con đường của y th́ y có thể ở đằng sau ta, đến lúc đó ta mới có quyền trợ giúp mỗi người đi theo con đường của riêng ḿnh, đâu là điều kiện cần thiết để được nhận vào đạo tràng của Chơn sư. Chỉ bằng ḷng tốt không thôi, chúng ta có thể lôi kéo những người khác đi theo con đường của riêng chúng ta, nhưng đó là một ḷng tốt hẹp ḥi và vô minh; đạo tràng của Chơn sư rèn luyện đệ tử để phụng sự và tôn vinh mọi tín ngưỡng, giúp đỡ mỗi cá nhân đi theo con đường của riêng ḿnh phù hợp với kế hoạch mà Thượng Đế ngự bên trong y đă vạch ra cho y.

 

VIỆC LEO LÊN CAO

 

Nếu bạn hiểu điều mà tôi đă viết ra, th́ bạn ắt nhận thức được rằng một khi chúng ta bắt đầu thoáng thấy được những nguyên lư chân thực của sự tiến hóa và biết rằng có nhiều người ở phía trước chúng ta trên con đường sinh tồn cũng như nhiều người ở phía sau chúng ta, th́ tự nhiên là chúng ta ắt trông mong được những bậc hiểu biết hơn dẫn dắt ḿnh, chẳng phải để cho một ḿnh ta biết điều đó thôi, mà để cho ta có thể giúp người khác nhiều hơn nữa. Ta phải phấn đấu khó nhọc mới biết được sự thật, phải từ bỏ mọi điều mà thế gian quí chuộng miễn là sự thật có thể soi sáng cho ta, ta phải bỏ đi những ràng buộc theo qui ước, vứt bỏ những điều trong đó có ẩn tàng cốt tủy của tôn giáo mà chúng ta ngẫu nhiên thuộc về. Khi đọc Tự Truyện của bà Besant, ta thấy con đường dẫn bà đến các Chơn sư trắc trở và dốc đứng biết là dường nào. Cuối cùng th́ chỉ bám lấy một quyết tâm son sắt nhằm phụng sự thế gian đến mức tối đa, biết đến đâu th́ hiến dâng đến đó, bà đă t́m ra con đường đến dưới chân của Chơn sư. Bà chỉ mong ước có quyền năng và minh triết để bà có thể dùng chúng giúp cho người khác; khi không một sự phiền năo hoặc thất vọng cá nhân nào ngăn cản bà khích lệ mọi người bằng quyền năng bảo vệ những kẻ đang than khóc th́ cuối cùng bà tỏ ra ḿnh xứng đáng với cái tri thức chân chính vốn chỉ được ban cho những kẻ nào không bao giờ sử dụng nó cho bản thân ḿnh mà thôi. Bạn và tôi cũng như các bạn trẻ phải trải qua trận chiến đấu như thế. Có lẽ sự phấn đấu sẽ không khó nhọc đối với chúng ta giống như đối với bà, v́ bà đă đi cùng trời cuối đất để học hết mọi điều mà trường đời dạy được, cho nên trong kiếp này, lần cuối cùng, bà sống lại những nỗi gian khổ của việc con người leo lên trên chỉ nội trong một thời gian ngắn vài năm trời. Có thể nói là bà đă ôn lại những bài học mà ḿnh đă học được qua nhiều kiếp sống nơi trường đời sao cho khi đứng trước mặt các Chơn sư bà đă tỏ ra là ḿnh đă thuộc ḷng những bài học đó. Chúng ta c̣n đang học bài học trường đời và những bài học mà chúng ta đang học được thích ứng với khả năng hiểu biết của ta. Nhưng v́ có biết những bậc trưởng thượng cho nên chúng ta tin chắc rằng các Ngài chỉ sống để chỉ đường cho ta đi tới sự sống đời đời và cho dù chúng ta chỉ có thể cảm thấy chút ít sự dẫn dắt của các Ngài th́ ít ra chúng ta cũng lờ mờ biết được rằng các Ngài kề cận với chúng ta và không có các Ngài th́ chúng ta chẳng làm được ǵ. Trong lúc này, ta có thể quên rằng các Ngài hiện diện để rồi cứ phấn đấu theo kiểu bà Besant, nhưng sớm muộn ǵ chúng ta cũng đến với các Ngài và cũng như một tia nắng soi sáng cho một căn pḥng tối tăm, cũng vậy lúc bấy giờ ta ắt biết rằng nếu không có các Ngài th́ chúng ta chẳng làm được ǵ và mọi điều mà ta làm được cũng chỉ là v́ các Ngài thôi. Các bạn trẻ ơi, đừng nghĩ rằng đây là việc lệ thuộc vào người khác v́ chẳng những ta hoàn toàn được tự do phụng sự các Ngài mà c̣n có một Sự Sống Duy Nhất làm linh hoạt tất cả chúng ta, và xin nói kính cẩn rằng nếu không có chúng ta th́ các Ngài chẳng làm được ǵ cũng như chúng ta chẳng làm được ǵ nếu không có các Ngài. Tất cả chúng ta đều là một xét về tinh thần; điều mà các Ngài đang là th́ chúng ta sẽ là; điều mà chúng ta đang là th́ các Ngài đă là, và đối với vị Chủ chiên vĩ đại th́ tất cả chúng ta đều là những con chiên trong hội thánh chuồng chiên toàn cầu của Ngài.

Tôi đă viết dài ḍng về đề tài này v́ tôi nghĩ rằng bạn rất cần hiểu được những sự kiện quan trọng đó bởi v́ nếu bạn hiểu được đúng th́ chúng sẽ che chở cho bạn khỏi nhiều sự nghi ngờ và khó khăn khi bạn bước vào nội giới.

 

THÀNH CÔNG CỐT Ở VIỆC CỐ GẮNG ĐI CỐ GẮNG LẠI

 

Tôi muốn bạn đặc biệt chú ư tới phần c̣n lại của Lời nói đầu: “Bảo rằng lời nói của Chơn sư là đúng và hay ho th́ cũng chưa đủ, kẻ nào muốn thành công phải làm đúng như điều được nói ra”. Lại nữa: “Bạn phải làm điều mà Ngài nói, chăm chỉ từng tiếng một, lĩnh hội từng lời bóng gió một . . . Ngài không nói hai lần”. Biết bao nhiêu người trong chúng ta đă sẵn sàng ngồi dưới chơn thầy với điều kiện như thế ? Biết bao nhiêu lần chúng ta nghe bà Besant hoặc ông Leadbeater hoặc các bậc trưởng thượng nào khác cũng nói với ta điều giống như thế và cứ lập đi lập lại. Phải chăng ta không thường nghĩ rằng các diễn giả cứ thường xuyên lập lại, họ liên tục nhắc lại cùng một chân lư măi cho tới khi chúng ta hầu như chán ngán khi nghe tới chúng ? Tuy nhiên đó là nhiệm vụ của người đệ tử nơi ngoại giới – ôn đi ôn lại cùng một sự thật cho tới khi rốt cuộc ta bắt đầu sống bên trong sự thật đó thay v́ bên ngoài nó. Chơn sư không thể dành thời giờ làm điều này, nhưng v́ thế gian phải học hỏi nên Ngài cho phép đệ tử đưa giáo huấn của Ngài ra ngoại giới để người ta chấp nhận nó, vượt qua sự thờ ơ, thù hằn, chế nhạo; để cho chúng được thám sát và cuối cùng được thấu hiểu. Có những dịp rất quan trọng người ta biết là Chơn sư đă lập lại những huấn lệnh vốn không được thi hành nghiêm chỉnh, nhưng trường hợp này rất ngoại lệ và có tầm quan trọng sống c̣n. V́ vậy nếu bạn muốn trở thành đệ tử của một Chơn sư th́ bạn hăy tự hỏi xem chẳng hạn như bạn có kiên tŕ cố gắng biến sinh hoạt hằng ngày của ḿnh cho phù hợp với minh triết trong quyển Dưới Chơn Thầy hay chăng ? Bạn luôn luôn phải có quyển sách nhỏ này để cho bạn có thể thường xuyên tham khảo nó và trắc nghiệm theo sự minh giải qua các giáo huấn của nó, điều mà trong lúc này đang làm bạn bận tâm. Có lẽ tôi xin phép làm chứng cá nhân cho sự thật là bất cứ tiến bộ nào mà tôi thực hiện được hoặc bất cứ sự gia tăng khả năng hữu dụng nào mà tôi đạt được đều phần lớn là do tôi liên tục tham khảo quyển Dưới Chơn Thầy khi gặp khó khăn hoặc nghi ngờ. Quyển sách này là một loại b́nh luận hiện đại về các Kinh điển Cổ truyền và chúng ta biết ơn Alcyone v́ đă giúp chúng ta tham khảo nhiều lần lời khuyên răn mà chúng ta chưa đủ tha thiết để nghe Chơn sư thốt ra. Như tôi có nói, một trong những đặc quyền của đệ tử là có thể lập lại nhiều lần điều mà Chơn sư chỉ thốt ra một lần. Nhưng đừng quên rằng bạn vốn có giáo huấn vô giá này luôn luôn ở trong tay mà lại tồi tệ hơn chứ không được may mắn hơn những người chưa bao giờ có nó, nếu ít ra bạn không cố gắng tuân theo lời khuyên của nó. Thật đáng buồn khi chẳng nhận tặng phẩm nào cả, nhưng chắc chắn là có hại khi nhận được một tặng phẩm từ một nguồn như thế mà ta thờ ơ đối với nó v́ kết quả là trong một kiếp tương lai bạn sẽ hoài công mưu t́m điều mà bạn giờ đây đang bỏ qua. Người ta không yêu cầu bạn phải hoàn chỉnh. Người ta yêu cầu bạn đừng nản chí khi thất bại. Nỗ lực chăm chú lắng nghe điều mà Chơn sư nói có thể đưa bạn vào trong ṿng các đệ tử của Ngài, v́ Chơn sư đ̣i hỏi trước hết là sự tha thiết và kiên tŕ. Ngài không coi là thất bại đối với những lầm lỗi vốn sẽ nảy sinh ra một quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa để thành công.

Nên nhớ rằng giáo huấn của Chơn sư áp dụng được cho bất cứ nơi đâu và cho mọi người. Nó áp dụng được ở Quốc hội cũng như ở trong nhà, đối với những người được thế gian coi là vĩ nhân cũng như đối với kẻ cần lao hạ tiện nhất sống giữa chúng ta như một kẻ vô danh tiểu tốt chẳng ai đoái hoài tới. Quả thật giáo huấn là một lời khuyên ta trở nên hoàn hảo, nhưng giá trị và giáo huấn của nó đều có trong mọi giai đoạn leo lên; và một trong những lỗi lầm lớn nhất mà ta mắc phải chính là việc tưởng tượng rằng không thể đạt tới sự hoàn hảo. Sự không tưởng đâu phải là không đạt tới được v́ có một số người đă đạt được, và nếu bạn cố gắng hết sức uốn nắn mọi tư tưởng, lời lẽ và hành vi của ḿnh theo lời khuyên của Chơn sư, th́ bạn ắt thấy rằng ḿnh gần gũi với mục tiêu của ḿnh hơn nhiều so với mức tưởng tượng của bạn trong những mơ mộng lạc quan nhất. Bất cứ điều ǵ có chủ đích cao cả nơi bạn – tham vọng, t́nh thương, hi vọng, tinh tấn – đều đến với bạn chắc chắn khi bạn càng chú ư tới lời của Chơn sư và một ngày kia bạn sẽ tin chắc với kinh nghiệm ẩn sau những lời lẽ này khi bạn cũng bảo rằng: “Nếu không có Ngài th́ tôi chẳng thể làm được ǵ, nhưng nhờ có Ngài giúp đỡ, tôi đă đặt chân lên Thánh đạo”.

 

CHÚ THÍCH

 

Nếu bạn nghiêm chỉnh nghiên cứu quyển Dưới Chơn Thầy th́ bạn ắt thấy rơ rằng nhiều lời khuyên của Chơn sư xung đột với những ư kiến và thái độ theo qui ước, và tôi biết có những người nghi ngờ Chơn sư không hiểu được t́nh h́nh của thế gian “v́ Ngài quá xa rời những rắc rối và náo động mà chúng ta đang sống trong đó”. Chẳng hạn như một vài sinh viên muốn dịch quyển Dưới Chơn Thầy ra tiếng bản xứ của ḿnh đôi khi muốn bỏ bớt hoặc sửa đổi cái gọi là những lời gợi ư “không áp dụng được” v́ họ tưởng tượng rằng kiến thức hạn hẹp của ḿnh có giá trị thực tế lớn hơn minh triết của Chơn sư. Chẳng hạn như đoạn văn: “Nếu con thấy có người vi phạm luật pháp của xứ sở, th́ con nên báo cho nhà cầm quyền”; một số người nghĩ rằng nó ngược hẳn lại với những ư tưởng theo qui ước về ḷng trung thành và danh dự. Người ta nằng nặc cho rằng Chơn sư xúi ta phản bội một đồng sự nếu ta nhận thấy y đang vi phạm pháp luật của xứ sở ta sống trong đó !

Thế mà ở giai đoạn nghiên cứu này của ta, tôi không muốn xét tới nhiệm vụ quan trọng ẩn sau lời khuyên gói gọn trong câu mà tôi vừa trích dẫn. Chúng ta sẽ xét tới nó khi đến lượt nó xuất hiện theo thứ tự có lớp lang. Nhưng tôi nghĩ rằng cần vạch ra nguyên tắc lớn là nền tảng của toàn bộ giáo huấn được ban ra cho chúng ta. Chơn sư nhấn mạnh tới điều có thực và nhiệm vụ của chúng ta là phải trắc nghiệm những điều chúng ta đang trải nghiệm xung quanh ḿnh theo sự minh giải của thực tại mà một Chơn sư Minh triết tŕnh bày với ta – trải qua biết bao nhiêu thời đại phấn đấu khó nhọc, Ngài đă đạt khả năng tức khắc phân biệt được giữa điều có thực và điều không có thực.

Khi nghiên cứu quyển sách này, chúng ta đang ngồi dưới chơn một Đấng có hiểu biết chứ không phải một người chỉ suy nghĩ và phán đoán. Ta hăy xem bất kỳ quyển sách đạo đức thông thường nào mà tác giả của nó là tư tưởng gia xuất sắc nhất thế gian đă chứng kiến th́ ta ắt chỉ đọc được tư tưởng của một người nào đó trên thế giới cũng giống như ḿnh, mặc dù có lẽ với năng lực lớn hơn và trực giác sâu sắc hơn. Đường lối tư tưởng của y không nhất thiết là của bạn và bạn có bổn phận phải phê phán một cách kính cẩn mặc dù cố nhiên là sẽ thám sát một cách khiêm tốn. Nhưng trong quyển Dưới Chơn Thầy bạn có minh triết của một Đấng đă học hết mọi điều mà thế gian có thể dạy được, trong quá khứ Ngài đă giáp mặt với cốt lơi của mọi rối rắm và phiền năo mà bạn đă, đang và c̣n chưa trải qua. Ngài đă chinh phục được thế gian và không một khó khăn nào do thế gian gây ra lại có thể làm Ngài phân vân trong một lúc. Ngài đă quán triệt được những nguyên tắc sống và cho dù Ngài đang sống trên thế giới vào thế kỷ thứ 20 hoặc thế kỷ thứ 50 hoặc thế kỷ thứ 5 th́ tất cả những ǵ xung quanh Ngài chẳng qua chỉ là một khía cạnh của những nguyên tắc vĩ đại này, là sự áp dụng những định luật mà các nguyên tắc đó bắt buộc.

Ngài phát biểu bằng ngôn từ rất đơn giản một số những nguyên tắc tổng quát này và tuyệt nhiên không hạn chế giáo huấn của Ngài cho bất kỳ xứ sở đặc thù nào hoặc bất kỳ tôn giáo đặc biệt nào. Thật vậy, Ngài đang ngơ lời với những người muốn được nhận vào đạo tràng của Chơn sư, nhưng những ứng viên như thế là những người biết nhiều hơn hầu hết những người khác và người ta trông mong họ sống với danh dự khắc khe hơn đại đa số mọi người. V́ vậy mọi lời khuyên mà Ngài đưa ra phải thuộc một cung bậc vô cùng tinh vi hơn mức mà đạo đức theo qui ước làm ta rung động.

V́ vậy bạn phải cố gắng hiểu được vấn đề ở đâu khi quan điểm của bạn xung đột với quan điểm của Chơn sư, chứ đừng nghĩ rằng hoặc là Chơn sư không rành chuyện thế gian hoặc là giáo huấn của Ngài không áp dụng được cho bạn và cho xứ sở bạn. Chơn sư không yêu cầu bạn chấp nhận giáo huấn của Ngài và mù quáng đi theo nó, Ngài cũng chẳng khuyên bạn bác bỏ nó v́ nó không thích hợp với nhân sinh quan của bạn. Hăy cố gắng t́m hiểu điều mà bạn chưa hiểu. C̣n điều mà bạn không hiểu được th́ hăy để cho khả năng soi sáng của thời gian và kinh nghiệm giúp bạn. Nếu bạn vứt bỏ sự thật th́ nó chỉ trở lại với bạn sau khi bạn đă đeo đuổi nó dài lâu, c̣n nếu bạn chỉ để dành nó sẽ xét tới trong tương lai khi có cơ hội, th́ bạn ắt thấy rằng trong thời gian đó vô h́nh trung bạn đă tăng trưởng hướng về sự thấu hiểu nó.

Bạn hăy dùng những qui ước của thế gian khi chưa có những thái độ chân thực hơn v́ sự khôn ngoan của thế gian là tiêu chuẩn dành cho những người nam nữ b́nh thường. Khi một Chơn sư hạ cố thuyết pháp th́ bạn hăy lắng nghe. Đừng vội vă kết luận khi bạn tha thiết muốn theo lời dạy của Ngài, v́ trong khi Ngài t́m cách xóa bỏ những mê tín dị đoan đă lỗi thời th́ Ngài không làm phương hại đến những tín ngưỡng vẫn c̣n cần thiết cho sự tăng trưởng của thế gian. Bạn hăy cẩn thận suy đi nghĩ lại lời Ngài dạy và cố t́m hiểu việc ứng dụng nó vào cuộc sống b́nh thường hằng ngày và nên nhớ rằng ở thị trấn Shigatse xa xăm Ngài vẫn biết nhiều hơn về thế gian so với chính khách lỗi lạc nhất của ta, triết gia khôn ngoan nhất của ta, nhà nhân ái tốt bụng nhất của ta và doanh nhân tài khéo nhất của ta.

 Khi bạn nghi ngờ th́ hăy suy gẫm; khi bạn phản đối th́ hăy tạm ngưng sự phán  đoán; nhưng khi bạn đă thực chứng th́ hăy theo đuổi nó một cách không nao núng cho dù điều qui ước có chống lại bạn đến đâu đi chăng nữa miễn là bạn sẵn ḷng can đảm đương đầu không cần ai trợ giúp, hành động mốt cách dịu dàng và khoan dung đối với tất cả mọi người.

 

 

 

 


 

 

 


 


 


 


 

 

 

 

 

 


 

Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
 

Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể 

 


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :


Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @
www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES