Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

L  WESAK
(Một buổi lễ huyền bí)
Tác giả C. W. LEADBEATER
NGUYỄN HỮU KIỆT dịch
(Trích trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo)

            Ngày Đức Phật xuất hiện mỗi năm một lần để ban ân huệ cho thế gian nhằm vào ngày rằm tháng năm, bên Ấn Độ và Tích Lan gọi là ngày Wesak, thường vào tháng năm dương lịch. Ngày đó cũng là ngày kỷ niệm những dịp quan trọng xảy ra trong kiếp sống cuối cùng của Đức Phật ở cơi trần, tức ngày sinh, ngày thành đạo và ngày tịch diệt của Ngài.

            Vào dịp này, ngoài ư nghĩa về phương diện huyền bí vô cùng quan trọng của nó, có một cuộc lễ được cử hành ở thế gian, trong cuộc lễ ấy, Đức Phật hiện trước mặt một số đông người hành hương. Những người này có được thấy Ngài hay không, th́ tôi không biết chắc; nhưng họ đều cúi lạy theo những vị Chơn Tiên và các đệ tử, những vị này đều thấy Đức Phật hiện ra thật sự. H́nh như ít nhất cũng có vài người hành hương được nh́n thấy Ngài, v́ cuộc lễ này được những người Phật tử ở vùng Trung Á biết rơ. Người ta nhắc nhở đến cuộc lễ đó như sự xuất hiện h́nh bóng hay sự phản ảnh của Đức Phật, và sự mô tả cuộc lễ theo tục truyền có phần khá đúng.

            Như vậy những người sống ở vùng lân cận nơi Đức Phật hiện không có lư do ǵ mà không đến dự nơi hành lễ, v́ không hạn chế số người đến xem, mặc dầu người ta nghe nói có những nhóm người hành hương đă từng đi dọ dẫm suốt nhiều năm mà không thấy nơi hành lễ.

            Tất cả những Đấng Cao Cả trong Quần Tiên Hội đều đến dự lễ, trừ Đức Ngọc Đế và ba Vị đệ tử của Ngài. Vậy không có lư do ǵ mà những người hội viên Thông Thiên Học chúng ta lại không đến dự bằng thể vía của ḿnh. Những người nào đă được biết rơ về ngày giờ hành lễ, thường sắp đặt công việc riêng của họ để có thể đi ngủ vào khoảng một hay vài giờ trước giờ cử hành vào đêm trăng rằm, và ngủ yên một chỗ cho đến một giờ sau khi cuộc lễ chấm dứt.

 

NƠI  HÀNH  L

            Địa điểm được chọn để hành lễ là một vùng cao nguyên nhỏ có những đồi thấp bao bọc chung quanh, ở phía bắc dăy Hi Mă Lạp Sơn cách biên giới xứ Népal không xa, và có lẽ độ chừng 400 dặm phía tây thành phố Lhasa bên Tây Tạng. Đó là một khoảnh đất bằng phẳng, h́nh chữ nhựt, độ chừng một dặm rưỡi bề dài và bề ngang th́ ngắn hơn. Khoảng đất thoai thoải từ hướng nam lên hướng bắc, hầu hết trống trải và có đá, mặc dù rải rác có cỏ dại và bụi cây. Một ḍng suối chảy qua ở góc phía tây vùng cao nguyên, và lên phía bắc th́ nó chảy vào một thung lũng có rừng thông bao phủ, sau cùng nó đổ vào một cái hồ cách đó một quăng vài dặm. Vùng chung quanh có vẻ hoang vu hẻo lánh, không có người ở, và không có một nhà nào trừ ra cái tháp cổ đă điêu tàn với vài ba cái cḥi rải rác trên sườn một ngọn đồi ở về phía đông. Về phía nam, có một tảng đá lớn màu xám dựng đứng như bàn thờ, độ bốn thước bề dài và hai thước bề ngang, nhô lên khỏi mặt đất chừng một thước.

            Vài ngày trước khi hành lễ, người ta thấy dọc hai bên bờ suối, dưới chân những ngọn đồi chung quanh có những ngọn lều được dựng lên mỗi lúc càng nhiều. Những túp lều này có một h́nh dáng lạ lùng, phần nhiều màu đen, và chốn hoang vu cô tịch này bỗng nhiên trở nên linh động với những ngọn lửa trại của những người đi hành hương đốt lên. Họ là những bộ lạc lưu động từ miền Trung Á và có người từ miền bắc xa xôi đến đây. Vào ngày trước đêm trăng tṛn, họ đều tắm gội sạch sẽ, và thay quần áo mới để chuẩn bị hành lễ.

            Vài giờ trước khi hành lễ, họ tựu họp ở chỗ góc phía bắc vùng cao nguyên, họ ngồi xuống đất một cách lẳng lặng có trật tự và chừa một khoảng trống trước chỗ tảng đá lớn làm bàn thờ. Theo thông lệ, th́ vài vị sư trưởng (lamas) có mặt, mượn cơ hội này để thuyết pháp cho dân chúng. Độ một giờ trước khi trăng tṛn, những vị khách dự lễ bắt đầu đến bằng thể vía của các Ngài, trong số đó có những nhân viên Quần Tiên Hội. Vài Vị trong số đó hiện h́nh cho những người hành hương thấy rơ, và những người này liền cúi lạy các Ngài. Trong dịp này những đấng Chơn Sư, có vài Vị cấp đẳng cao hơn nữa cũng nói chuyện thân mật với các vị đệ tử và với những người khác đang có mặt tại chỗ. Trong khi đó những người khác có phận sự chưng dọn bàn thờ trên tảng đá lớn để chuẩn bị cuộc lễ. Họ đặt lên đó những bông hoa đẹp đẽ nhứt và ở bốn góc th́ để những tràng hoa sen. Giữa bàn thờ, có đặt một chén bằng vàng đựng đầy nước và ngay trước mặt có cha một khoảng trống giữa các đóa hoa.

 

CUỘC  HÀNH  LỄ

            Độ nửa giờ trước khi trăng tṛn, lúc đức Văn Minh Đại Đế vừa ra hiệu th́ nhân viên Quần Tiên Hội qui tụ lại chỗ khoảng trống chính giữa vùng cao nguyên, ở phía bắc tảng đá lớn dựng làm bàn thờ. Các Ngài sắp hàng theo ba ṿng tṛn lớn, tất cả đều day mặt vào trong, ṿng phía ngoài gồm những nhân viên trẻ tuổi trong Quần Tiên Hội, c̣n ṿng ở phía trong là những Đấng cao hơn.

            Vài đoạn kinh Phật được ngâm lên bằng tiếng nam Phạn (Pali); khi giọng ngâm vừa dứt, th́ Đức Di Lạc Bồ Tát hiện ra ở trung tâm ṿng tṛn và cầm nơi tay một cây thần trượng (cây gậy phép). Cây thần trượng này là bửu vật để thu thần lực của đức Hành Tinh Chơn Quân [1] và được Ngài truyền từ điển kể từ hằng mấy triệu năm về trước, khi Ngài bắt đầu vận chuyển luồng sóng sinh hoạt của nhân loại trên dăy hành tinh chúng ta hiện nay. Chúng tôi nghe nói cây gậy phép này thể hiện cho sự tập trung thần thức của đức Chơn Quân, và nó được thuyên chuyển từ bầu hành tinh này sang bầu hành tinh khác mỗi khi Ngài chuyển di thần thức của Ngài vào một bầu thế giới nhứt định. Nói một cách khác, hễ cây gậy phép này ở nơi nào, th́ nơi đó đương thời là trung tâm điểm sân trường tiến hóa của vạn vật, khi nó rời khỏi bầu hành tinh của chúng ta để chuyển qua bầu thế giới khác, th́ quả địa cầu này sẽ đắm ch́m trong giấc ngủ triền miên, không c̣n sinh hoạt nữa.

Thần trượng

 Việc nó có được thuyên chuyển qua những bầu thế giới vô h́nh [2] hay không, th́ chúng tôi không được biết. Chúng tôi cũng không biết rơ cách sử dụng cây gậy phép này ra sao về vai tṛ của nó trong việc giữ ǵn kho thần lực của thế giới. Lúc b́nh thường, nó được giao cho Đức Ngọc Đế ǵn giữ tại Shamballa và theo chỗ chúng tôi được biết th́ cuộc lễ Wesak là cơ hội duy nhứt mà nó rời khỏi tay Ngài. Cây gậy h́nh dáng giống cây đoản côn, làm bằng chất kim khí rất hiếm gọi là «Orichalcun» bề dài độ chừng 7 tấc và bề tṛn đường kính độ chừng 7 phân; ở hai đầu, mỗi đầu đều có một viên kim cương h́nh tṛn như trái cam và một cái mũi nhọn chụp lên trên. Cây gậy phép này luôn luôn tỏa ra một hào quang sáng rực như ánh lửa. Điều đáng ghi nhận là chỉ có một ḿnh Đức Di Lạc Bồ Tát sử dụng cây gậy phép trong suốt cuộc lễ.

            Khi Ngài vừa hiện ra ở chính giữa ba ṿng tṛn, th́ tất cả các vị Chơn Sư và các đệ tử đều kính cẩn nghiêng ḿnh để chào Ngài, và một đoạn kinh khác lại được ngâm lên. Sau đó, khi giọng ngâm vẫn vang rền, th́ hai ṿng tṛn cử động và dời chỗ để sắp hàng thành một h́nh chữ thập và Đức Di Lạc vẫn đứng ở ngay trung tâm. Trong giai đoạn thuyên chuyển kế đó, h́nh chữ thập đổi lại thành h́nh tam giác, và Đức Bồ Tát cũng dời chỗ để đứng ở ngay góc trên đầu, gần kế bên bàn thờ bằng đá. Trên bàn thờ, ở chỗ khoảng trống phía trước cái chén bằng vàng, Đức Bồ Tát kính cẩn đặt cây gậy phép, trong khi đó ở phía sau lưng Ngài, những vị đạo đồ đứng ở ṿng ngoài bèn đổi chỗ để biến cái ṿng thành h́nh cái hoa có ba cánh, tất cả đều day mặt về phía bàn thờ. Trong giai đoạn kế đó, h́nh cái hoa đổi thành h́nh tam giác lộn đầu, làm thành ra hai h́nh tam giác tréo góc, y như biểu tượng của Hội Thông Thiên Học, nhưng không có con rắn khoanh tṛn. Sau cùng, đến lượt hai h́nh tam giác này đổi thành h́nh ngôi sao năm góc, Đức Bồ Tát vẫn đứng nguyên chỗ cũ gần bàn thờ và những vị Đế Quân th́ đứng ở năm điểm cách khoảng nhau trên ngôi sao.

            Đến giai đoạn thứ bảy, tức là giai đoạn cuối cùng, th́ giọng ngâm dứt hẳn. Sau một lúc im lặng, Đức Di Lạc lại cầm gậy phép trong tay và đưa lên khỏi đầu, Ngài nói một câu gịn giă bằng tiếng Pali: «Bạch Thế Tôn, tất cả đều sẵn sàng. Xin mời Ngài hạ giáng!»

            Kế đó, Ngài vừa đặt cây gậy phép xuống bàn thờ, th́ vừa đúng lúc trăng tṛn, Đức Phật liền xuất hiện như một nhân vật khổng lồ lơ lửng trong không gian, ngay ở trên những ngọn đồi phía nam. Những nhân viên Quần Tiên Hội chấp tay vái chào Ngài, c̣n đám đông những người hành hương ở phía sau th́ cúi lạy rạp ḿnh xuống đất, trong khi đó những người khác ngâm lên ba câu kệ tam qui, tức là qui Phật, qui Pháp, qui Tăng. 

 

 

ÂN  HUỆ  LỚN  NHỨT

            Kế đó, đám đông người đứng dậy và chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật trong khi những nhân viên Quần Tiên Hội ngâm bài kinh Mahamangala Sutta để ban phước lành cho họ:

I

Cả thiên thần và người

Đều mong được phước lành

Bạch Phật dạy chúng con

Phước nào phước lớn nhứt?

II

Không phụng sự kẻ ngu

Mà phụng sự người hiền

Trọng vọng người xứng đáng

Đó là phước lớn nhứt.

III

Cư ngụ nơi đất lành

Đă làm lành kiếp trước

Ḷng suy tưởng việc lành

Đó ân huệ lớn nhứt.

IV

Học rộng hiểu biết nhiều

Tự chủ và luyện trí

Miệng nói những điều lành

Đó là phước lớn nhứt.

V

Nuôi dưỡng cha cùng mẹ

Yêu thương vợ với con

Theo đuổi nghề nghiệp lành

Đó là ân huệ lớn nhứt.

VI

Ham làm việc bố thí

Giúp đỡ kẻ bần hàn

Chỉ mong làm việc phải

Đó là phước lớn nhứt.

VII

Không làm điều tội lỗi

Không dùng chất rượu mạnh

Làm lành không tiếc thân

Đó là ân huệ lớn nhứt.

VIII

Kính cẩn và khiêm tốn

An phận và biết ơn

Bốn mùa nghe chánh pháp

Đó là phước lớn nhứt.

IX

Chịu cực và kiên nhẫn

Giao du với bạn hiền

Luận đàm việc đạo lư

Đó ân huệ lớn nhứt.

X

Tiết độ và trong sạch

Hiểu biết Tứ Diệu Đế

Tâm hướng Niết bàn cảnh

Đó là phước lớn nhứt.

XI

Giữa cuộc đời ch́m nổi

Ḷng vẫn không xao động

Yên tịnh, không phiền năo

Đó là huệ lớn nhứt.

XII

Ai làm được như thế

Dù gặp hoàn cảnh nào

Trong ḷng vẫn thanh tịnh

Người ấy phước lớn nhứt.

 

            H́nh ảnh đức Phật hiện trên đỉnh đồi tuy là rất lớn, nhưng giống như tướng mạo của Ngài lúc c̣n sanh tiền. Ngài ngồi kiết dà, hai bàn tay giao nhau, ḿnh mặc áo cà sa vàng theo lối tăng lữ, cánh tay mặt để trần. Gương mặt Ngài biểu lộ sự trầm tĩnh, quyền lực, minh triết và bác ái đến một mực tuyệt đối thiêng liêng ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, thật là khôn tả. Nước da Ngài màu ngà, những nét trên mặt Ngài rất rơ rệt, một vầng trán rộng, cặp mắt lớn và sáng màu xanh đậm, mũi cao, cặp môi đỏ, nhưng đó chỉ là tạm phác họa thô sơ h́nh dáng bề ngoài mà thôi, chớ không đủ diễn tả phong độ uy nghi và thần sắc siêu việt của Ngài một cách đầy đủ trọn vẹn. Tóc Ngài  màu đen và dợn sóng, không để dài như phong tục Ấn Độ, cũng không hoàn toàn xuống tóc như các vị sư tăng, mà cắt ngắn chí cổ, chưa chấm xuống vai, chẻ ra ở giữa và chải ngược về phía sau. Truyện tích nói khi thái tử Sĩ Đạt Ta rời khỏi cung điện quyết chí đi t́m đạo, Ngài rút gươm cắt tóc ngay vừa khỏi đầu, và từ đó đến sau tóc Ngài vẫn để ngắn như thế.

            Một khía cạnh đặc biệt nhứt của h́nh ảnh Đức Phật hiện, là hào quang của Ngài tốt đẹp vô cùng bao bọc chung quanh. Hào quang đó gồm nhiều từng lớp đồng một trung tâm, như những hào quang của các bậc đă tiến hóa cao, và chiếu những màu sắc thật đặc biệt. H́nh ảnh Đức Phật được bao bọc trong một vừng ánh sáng vừa chói ḷa, vừa trong vắt, chói ḷa đến nỗi mắt phàm không thể nh́n lâu, nhưng đồng thời lại trong suốt, làm cho gương mặt Ngài và màu áo hiện rơ hoàn toàn. Phía ngoài là, một ṿng màu xanh dương, nối tiếp theo là những ṿng màu vàng chói, màu hường, màu trắng bạc và màu đỏ rất đẹp, tất cả những màu sắc này thật ra là những khối tṛn, nhưng hiện ra trên nền trời xanh như những ṿng tṛn cùng một trung tâm. Phía ngoài tất cả, từ những ṿng hào quang này bắn ra những tia chớp đủ màu sắc lẫn lộn có cả màu lục và màu tím.

            Trong những sách khác, chúng tôi có nói đến màu đỏ trong hào quang biểu lộ sự nóng giận. Điều này đúng trong thể vía của người thường; thuộc về bốn cảnh thấp của cơi trung giới. Nhưng ngoài ra, chúng tôi c̣n nhận thấy trên những cơi cao siêu, một màu đỏ trong sáng và đẹp lộng lẫy, giống như tinh hoa của ngọn lửa, là biểu hiện của một ḷng dũng cảm và cương quyết mạnh mẽ phi thường. Màu đỏ này trong hào quang của Đức Phật tự nhiên là biểu lộ những đức tánh kể trên đến một mc tuyệt đích vậy.

            Khi đoạn kinh Mahamangala Sutta ngâm vừa dứt, Đức Di Lạc cầm lấy cái chén bằng vàng đựng nước trên bàn thờ, và nâng lên khỏi đầu Ngài trong một lúc. Trong khi đó, đám đông ở phía sau cũng đă chuẩn bị sẵn và đem theo những b́nh đựng nước, liền làm theo Ngài. Khi Ngài đặt cái chén lại chỗ cũ trên bàn thờ, th́ một đoạn kinh khác lại được ngâm lên, lời lẽ ca tụng Đức Thích Ca Như Lai.

            Tiếng ngâm vừa dứt, một nụ cười đầy bác ái nở trên gương mặt Đức Như Lai. Ngài đưa bàn tay mặt lên để ban ân huệ, trong khi đó hàng ngàn cánh hoa rơi xuống như mưa giữa đám dân chúng. Một lần nữa những nhân viên Quần Tiên Hội lại vái chào, đám đông cúi lạy rạp xuống đất, h́nh ảnh Đức Phật trở nên lu mờ và từ từ biến mất, trong khi đó những người hành hương thốt ra những tiếng kêu vui mừng và ca tụng. Những nhân viên Quần Tiên Hội liền theo thứ tự tiến đến bàn thờ, và thay phiên nhau uống hớp nước trong cái chén vàng. C̣n dân chúng cũng uống một hớp nước trong b́nh riêng của họ, và phần c̣n lại th́ họ đem về nhà để dùng làm «nước thánh», có công dụng trừ tà hoặc để chữa bịnh. Kế đó, đám người hành hương phân chia tứ tán sau khi đă trao đổi những lời chúc tụng lẫn nhau, và họ trở về nhà, mang theo kỷ niệm khó quên của cuộc lễ thiêng liêng mà họ vừa tham dự. 

ĐỨC  DI  LẠC  BỒ  TÁT [3]

            Đức Di Lạc, tên Ngài có nghĩa là ḷng bác ái hay từ bi, đảm nhiệm chức vụ Bồ Tát khi Đức Thích Ca thành Phật, và từ đó đến nay, Ngài đă giúp đỡ rất nhiều về phương diện phát triển tôn giáo. Một trong những công việc đầu tiên của Ngài khi vừa nhậm chức là thừa dịp thế gian c̣n đang được thấm nhuần luồng từ điển dồi dào mạnh mẽ do sự hiện diện của Đức Phật tỏa ra, Ngài bèn sắp đặt cho những bậc Giáo Chủ xuất hiện cùng một lúc ở nhiều vùng khác nhau trên địa cầu. Bởi đó, trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta thấy không những Đức Phật Thích Ca, Đức Giáo Chủ Shankaracharya và Mahavira xuất hiện ở Ấn Độ, mà c̣n có Đức Mithra xuất hiện ở Ba Tư, Đức Lăo Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa và Đức Pythagoras ở xứ cổ Hy Lạp. Chính Đức Di Lạc đă xuất hiện hai lần, một lần làm Đức Krishna ở vùng đồng bằng Ấn Độ và một lần làm Christ ở xứ Palestine. Trong kiếp thai sinh làm Krishna, đặc điểm lớn nhứt của Ngài vẫn là bác ái; và trong lần chuyển kiếp ở xứ Palestine, ḷng bác ái cũng vẫn là điểm cốt yếu trong giáo lư của Ngài. Ngài nói: «Điều răn mới mà Ta đem đến cho các ngươi, đó là: các ngươi hăy thương yêu lẫn nhau, cũng như ta thương yêu các ngươi vậy.» Ngài muốn cho tất cả các đệ tử đều có thể hợp nhứt với Ngài, cũng như Ngài đă hợp nhứt với đấng Cha lành. Vị tông đồ thân tín nhứt của Ngài, là thánh John, cũng đặc biệt nhấn mạnh về một ư nghĩa tương tự: «Kẻ nào không thương yêu đồng loại th́ không biết được Thượng Đế, v́ Thượng Đế tức là bác ái vậy.»

            Người nào đă đọc kinh Bhagavad Gita đều nhớ những giáo điều về ḷng bác ái và sùng tín trong quyển kinh đó. Đức Bồ Tát thỉnh thoảng cũng nhập xác Đức Tsong Ka Pa, nhà cải tạo tôn giáo danh tiếng của xứ Tây Tạng, và trải qua nhiều thế kỷ Ngài đă từng gởi các vị đệ tử của Ngài như Nagarjuna, Aryasanga, Ramanujacharya, Madhavacharya, v.v… xuống thế gian để thành lập những môn phái mới, hoặc để làm sáng tỏ những chỗ huyền bí trong tôn giáo. Trong số những đệ tử của Ngài, có một vị được gởi xuống thế gian để lập nên Hồi giáo.

            Việc phái các bậc Giáo Chủ xuống thế gian như tôi đă kể trên chỉ là một phần công việc của Ngài, công việc giáo hóa này không phải chỉ giới hạn trong ṿng nhân loại mà thôi, mà c̣n gồm tất cả mọi chúng sinh, và luôn luôn cả hàng thiên thần. Như thế, Ngài là vị Trưởng Thượng của tất cả những tôn giáo hiện hữu trên thế giới, và của nhiều tôn giáo khác đă từng mai một với thời gian, nay đă biến mất không c̣n nữa. Lẽ tất nhiên, Ngài chỉ có trách nhiệm về những tôn giáo đó trong h́nh thức ban sơ của nó mà thôi, chớ không có liên quan ǵ đến những sự biến thiên dời đổi do con người tạo ra trong những tôn giáo đó trải qua thời gian. Ngài thay đổi h́nh thức mỗi tôn giáo để cho phù hợp với nhân loại ở mỗi thời kỳ lịch sử mà nó được đưa ra; và mặc dầu phần h́nh thức có thể thay đổi cho phù hợp với trào lưu tiến hóa, nhưng phần giáo lư vẫn giống nhau.

            Trong thời kỳ tiến hóa của một giống dân, Ngài sẽ c̣n trở lại thế gian nhiều lần nữa để thành lập nhiều tôn giáo khác. Mỗi lần như thế, Ngài sẽ qui tựu chung quanh những người nào sẵn sàng theo Ngài, trong số đó Ngài sẽ chọn lấy vài người mà Ngài có thể liên lạc mật thiết hơn, tức là những vị đệ tử, hiểu  theo ư nghĩa của huyền môn. Đến giai đoạn cuối cùng của giống dân, khi đă vượt qua khỏi thời kỳ cực thịnh của nó từ lâu, và một giống dân mới bắt đầu ngự trị trên địa cầu, Ngài sẽ sắp đặt cho tất cả những vị đệ tử thân tín đă từng theo Ngài trong những kiếp trước, sẽ đầu thai cùng một thời trong dịp Ngài chuyển kiếp lần cuối cùng xuống thế gian.

            Trong kiếp cuối cùng này, Ngài sẽ đạt tới quả vị Phật và hoàn toàn giác ngộ. Khi đó những vị đệ tử của Ngài trước kia, tuy không nhận ra Ngài về phương diện thể xác, nhưng sẽ bị hấp dẫn một cách rất mănh liệt đến gần Ngài. Nhờ ảnh hưởng của Ngài, một số rất đông các vị đó sẽ bước vào cửa đạo, và nhiều vị c̣n tiến lên những cấp đẳng cao hơn, v́ họ đă từng tiến hóa nhiều trong những kiếp trước. Trong các kinh sách Phật có nói khi Đức Thích Ca thành đạo và đắc quả vị Phật, tức thời có một số rất đông người cũng đắc quả La Hán. Khi mới nghe qua, chúng tôi nghĩ rằng điều ấy không thể có được, nhưng xét kỹ chúng tôi thấy câu chuyện ấy có phần đúng sự thật. Có thể nói số đông người th́ hơi quá đáng, nhưng sự thật có rất nhiều vị đệ tử đột nhiên đắc quả vị La Hán nhờ ảnh hưởng tốt đẹp của luồng từ điển và thần lực vô cùng mạnh mẽ và huyền diệu của Đức Phật tạo nên.

---------------


[1] Planetary Logos: Vị chủ tể ca dăy hành tinh hin tại.

[2] Nhng thế gii cấu tạo không bng nhng cht thanh khí, nhẹ hơn vt cht hng trn.

 

[3] Ngoài lễ Wesak c̣n lễ Asala được cử hành vào ngày rằm tháng Asala, thường đúng nhắm tháng bảy dương lịch, gọi là ngày Phật Chuyển Pháp Luân.

 

  

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

   
 

 

 

 

 

 

   
   
   
   
 


Những sách dưới đây sẽ lần lượt đưa lên  :

Trước Thềm Thánh Điện
Đời Sống Huyền Bí Của Thái Dương Hệ
 

 
 


Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
 

Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể 

 

 


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :


Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines

 

 

THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ

 

 

 

Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @ www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES